Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Truyện Ngắn
Mùa cau
Ở làng thị là người lười nhất, ít học nhất và như vậy đồng nghĩa với việc thị là người nghèo nhất rồi. Đã vậy thị cũng là người xấu nhất, này nhé con gái gì mà cao có một mét ba ba phân, dáng đi chữ bát, lạch bạch chẳng khác gì con vịt đầu đàn của lão cả Khoái thả ngoài con mương đầu làng cả!

 


Thị nặng có 37 ki lô. Đôi môi thì lúc nào cũng chẩu ra nhòn nhọn tựa như mõm lợn đang hít cám. Cặp mắt ốc nhồi to thao lao láo choáng hết cả gương mặt xương xẩu của thị mới là nỗi ám ảnh đối với mọi người. Trong khi cái sống mũi lại thấp tẹt, hai lỗ mũi phè ra và hếch lên như mũi loài tinh tinh. Người đời xưa nay vốn ưa cái đẹp, hoặc giả không đẹp người thì phải nết na, chăm chỉ mới được người ta thương, người ta để ý đến chứ. Đằng này thị đã xấu người lại xấu cả nết, chẳng được nước gì cả ! Thói đời đen bạc, thiên hạ chỉ thích chê cười, thích mắng chửi cho sướng mồm vậy nên thị thường bị dân làng đem ra bình phẩm làm trò cười trong các dịp đám xá, hội hè ?!

 

mua-cau

 

Tên thị là Oán. Có người rành rẽ về gia đình thị kể vanh vách nguồn gốc cái tên của thị nguyên do là thế này. Bố mẹ thị là người quê ở tận Sơn Tây – Hà Tây. Bố thị trước đi lính khố đỏ cho Pháp, sau hòa bình năm 1954, lão về quê bị người làng xua đuổi vợ chồng đành lang thang rồi phiêu bạt lên đây từ năm 1962, lúc đó ruộng đất hoang hóa còn nhiều nên vợ chồng lão xin được mấy đám ruộng thụt để cuốc cày nuôi thân, sau đó vợ chồng lão xin vào hợp tác xã. Nhà lão nghèo lắm đã vậy lại có 6 đứa con nhỏ sàn sàn như nhau. Túp lều tranh nứa vợ chồng lão dựng ven làng làm nơi trú ngụ. Do túng thiếu nên lão sinh ra ăn trộm. Nhiều lần lão ăn trộm sắn, trộm ngô bị dân làng bắt được vậy là gia đình lão bị bà con liệt vào sách đen. Lão xuất hiện ở đâu mọi người đều rè chừng, bảo nhau cảnh giác. Lão bị cả làng ghét bỏ... vợ con lão người ta cũng ghét lây. Nghèo đói cứ đeo đẳng gia đình lão vậy mà lão lại đẻ thêm đứa con gái út nữa. Tủi phận nghèo đói, vợ lão đặt tên cho nó là Oán bởi hai lẽ. Thứ nhất vợ lão trẻ hơn lão gần 20 tuổi, bà bị lão cưỡng hiếp khi đang là lính khố đỏ, sau đành phải lấy lão khi ấy bà mới 14 tuổi. Thứ hai là nghèo đói quá mà vẫn phải đẻ nên bà đặt tên con gái út như vậy ngầm ý trả đũa lão. Cũng chính vì đói rách mà thị sinh ra bị thiếu tháng, thân hình quặt quẹo chẳng ra hồn người. May mà cuối cùng thị vẫn sống. Sinh thị ít lâu thì bố thị chết. Một mình mẹ thị nuôi 7 anh chị em.. Bà bị bệnh hậu sản ốm đau quanh năm chả làm lụng được gì nên nhà cứ đói triền miên. Rồi các anh chị của thị lần lượt lấy chồng, lấy vợ và rời đi nơi khác, vậy là thị ở với mẹ. Ruộng nương có hơn hai sào được chia nhưng do mẹ già, thị thì yếu nên nhà thị vẫn thiếu đói quanh năm. Đói khát quá mẹ thị lâm bệnh và qua đời. Thị trở nên đơn côi, hàng ngày thui thủi một mình trong túp lều xập xệ. Thị loay hoay với tý vườn, tý ruộng, giật gấu, vá vai đắp đổi qua ngày....cho mãi đến một ngày...

 

Năm đó làng tôi rộ lên cảnh những người quê dưới Hà Tây lên tìm mua cau. Vườn nhà thị lâu nay bỏ hoang, cỏ mọc vào tận hiên nhà, duy có hàng cau 7 cây là xanh rì cao vút, buồng sai trĩu quả. Những năm trước cau chẳng có người mua nên hầu hết đã bị dân làng chặt phá hết. Cũng vì vậy mà năm ấy cau nhà thị bán được rất đắt. Tuy nhiên, đắt rẻ điều đó không quan trọng mà quan trọng là một người vừa lười, vừa xấu như thị cuối cùng cũng được thần "tình yêu" mang "cung nỏ" ghé thăm, thị lọt vào mắt xanh của một tay buôn cau. Hắn nhận mua hết cau của thị nhưng chưa bẻ, hắn ứng cả mấy trăm nghìn cho thị luôn. Tuy chỉ mới học đến lớp 2 nhưng kiến thức đó đủ để thị nhận biết mệnh giá của những đồng tiền! Trời ơi ! Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ thị đã bao giờ được cầm mấy trăm nghìn trong tay đâu! Chứ nói gì đến việc được tiêu nó! Thị sung sướng hú lên vì món tiền ngoài sức tưởng tượng của thị, bằng giọng run run thị hỏi gã:

 

- Ôi ! Nhiều tiền thế này ư ? Bao năm, em cứ mặc nó già, nó rụng, cho chả ai lấy!

 

Câu nói thật thà đó đối với gã buôn cau sy tình bỗng thấy nó mới đáng yêu làm sao? Người đâu mà thật thà vậy? Thương quá đi cơ!...gã đưa mắt nhìn xoáy vào thị. Là đàn bà cho dù xấu đến đâu đi nữa thì cũng có cái đáng yêu để lũ đàn ông yêu mà chỉ khi yêu những gã đàn ông mới cảm nhận được! Hì ! thế mới gọi là đời chứ! Gã cười. Đưa tiền cho thị xong gã véo nhẹ một cái vào đùi thị để thăm dò phản ứng, thấy thị ngây ra, gã nhăn nhở cười và bảo thị:

 

- Đếm đủ chưa? Này hay cho anh ở trọ lại nhé!

 

Thị nghe gã nói vậy thị rất ngạc nhiên. Cái đầu u tối của thị không biết ứng xử thế nào, thị ậm ừ. Nhưng chính cái sự u tối đó của thị trong tình huống này lại làm cho gã buôn cau thêm hứng khởi, gã cho rằng thị đang "làm cao", đang "thử thách" mình. Vậy là gã ra sức năn nỉ. Khi thấy thị nói thị không biết nấu nướng gì cả thì gã lại càng cho là thị "khiêm tốn" kiếm cớ từ chối khéo gã. Gã liền đưa luôn cho thị 3 trăm nghìn nữa và nói:

 

- Em cầm lấy, chiều nay mua các thứ về nấu giúp anh luôn. Em nấu thế nào anh ăn như thế, em đừng ngại!

 

Vậy là từ hôm đó gã buôn cau ở lại. Lần đầu tiên nhà thị có người lạ! Lần đầu tiên thị được ngồi ăn chung nồi với một gã đàn ông. Mới đầu thị thấy ngượng vô cùng, má thị đỏ lên, hai cánh mũi hếch lên nở ra hết cỡ. Đó là lúc thị thấy mình vui sướng nhất. Lần đầu tiên thị được nghe một người đàn ông nói năng nhẹ nhàng và tỏ ra yêu chiều, quan tâm tới thị, gắp thức ăn cho thị trong mỗi bữa ăn. Lần đầu tiên thị cảm nhận được những cú đụng chạm với cơ thể đàn ông...khiến thị cứ giật lên thon thót (tất nhiên không phải là sợ mà là thị thích).Thị không biết làm gì khác, nhất nhất tuân theo sự sắp đặt của Thượng Đế!

 

Vậy là 7 cây cau của thị đã níu được chân gã buôn cau quê Sơn Tây ở lại hơn hai tháng trời, hết mùa cau năm ấy! Ngày gã chở cau về quê cũng là ngày thị thấy người khang khác, ăn gì nôn nấy, hay hoa mắt, chóng mặt... Đúng ngày giỗ bố, mấy anh chị của thị vốn phiêu tán khắp nơi vật vã lo kiếm miếng ăn giờ cũng dành được chút tiền về làm mâm cơm giỗ bố. Vừa về đến nhà, bà chị cả đã giương cặp mắt "ốc nhồi" nhìn thị chằm chằm như nhìn một con quái vật, rồi bất ngờ bà hú lên một tiếng và ngã vật ra thềm ngay cạnh vại nước dưới gốc cau, thấy vậy mấy chị em xúm lại vực vào nhà lấy dầu xoa và đánh cảm. Lâu sau chị cả tỉnh dậy, mắt vẫn trợn tròn chỉ vào cái bụng tròn tròn của thị quát:

 

- Mày chửa à? Nó là thằng nào? Ở đâu? Giời ơi! Một thân sống còn không nổi, mày chửa, mày đẻ rồi ai nuôi con cho mày, hả con điên kia?

 

Thị run rẩy òa khóc. Thị cũng chẳng biết sao mọi người lại bảo thị như vậy nữa! Sau đám giỗ, mọi người cũng chẳng biết làm sao nên đành bảo nhau gom được vài trăm nghìn cho thị chờ khi sinh nở.

 

Tháng 8 năm ấy thị sinh được thằng con trai, bà con xóm giềng không ai bảo ai tự gom góp, tiền gạo, áo quần giúp 2 mẹ con, rồi thị được xã hỗ trợ tiền, dân làng lại mỗi người một tay, một chân xây cho thị căn nhà tình nghĩa. Thị vẫn ngày đêm mong gã buôn cau trở lại, nhưng "bặt vô âm tín" từ ngày đi gã không hề quay trở lại. Một mùa cau đi qua, con thị đã biết bò, biết đi... 11 mùa cau nữa đi qua, con thị giờ đã học lớp 6. Gã buôn cau vẫn bặt tin tức... những mùa cau tiếp đó thị cũng không còn thấy ai hỏi mua cau nữa. Những cây cau trong vườn của thị vẫn xanh tốt, vươn cao mãi, buồng sai trĩu quả, trái cau chín vàng rụng rơi lã chã trước sân. Nhắc nhớ mùa cau năm đó...thị được thần "tình yêu" gõ cửa ghé thăm!

 

Mùa cau thứ 12. Một sáng chủ nhật cuối thu đẹp trời, khi cau đã bước vào mùa thu hái, xuất hiện trước cổng nhà thị một chiếc xe du lịch 4 chỗ màu đỏ tươi. Người phụ nữ lái xe tuổi trạc 40 mở cửa xe hỏi thăm lũ trẻ đang chơi dưới gốc me, đường vào nhà thị. Thị ngạc nhiên trước sự xuất hiện của người phụ nữ sang trọng, đi cùng một người đàn ông tuổi ngoài 70, họ chào thị và nói rằng có chuyện cần nói với thị. Thị mời hai người vào nhà, thị sai con chạy lấy 2 chiếc ghế nhựa cho khách ngồi. Hai người lạ không nói gì, họ nhìn thằng con trai thị như thôi miên, rồi hai người gật đầu ra hiệu cho nhau. Người đàn ông vẫy con trai thị lại gần và hỏi:

 

- Cháu tên là gì? Bao nhiêu tuổi? Cháu Học lớp mấy rồi?

 

Thằng bé sợ sệt nhìn ông già rồi đưa mắt nhìn mẹ. Mãi sau nó mới lí nhí đáp:

 

- Tên là Cau, 12 tuổi, học lớp 6. – Nghe thằng bé trả lời cộc lốc, ông lão thoáng cau đôi mày, nhưng rồi ông cười và kéo nó vào bên mình ôn tồn bảo:

 

- Thế hả! Cháu rất giống bố. Vậy cháu có biết ông là ai không? Chắc là cả hai mẹ con đều không biết đúng không? Ông xin tự giới thiệu, ông chính là ông nội của cháu đây!

 

Thị há hốc trước câu nói của ông khách lạ. Thị không hiểu ông ta nói thế là thế nào. Mãi sau nghe người phụ nữ kia giải thích thị mới hiểu. Thì ra ông lão đang ngồi trước mặt thị đây chính là bố đẻ của gã buôn cau năm ấy, còn người phụ nữ kia chính là vợ của gã. Ngày đó chị đi lao động bên Đài Loan. Chị có với gã 2 cô con gái. Cách đây 4 năm gã đã chết trong một lần trèo hái cau. Trước khi chết gã đã để lại địa chỉ và dặn vợ hãy đi tìm đứa con riêng của gã. Nhưng do bận làm ăn mãi giờ gia đình mới bố trí tìm gặp được. Vậy là từ đó con trai thị được gia đình bên nội chăm lo chu đáo. Vì không có cháu trai nên ông nội rất muốn đón hai mẹ con về nuôi, nhưng thị không đồng ý. Họ đành để hai mẹ con ở lại. Biết hoàn cảnh khó khăn của thị, hàng tháng họ chu cấp đầy đủ tiền sinh hoạt cùng mọi phí tổn khác cho hai mẹ con.

 

Năm ấy trời rét lạ lùng. Hàng cau nhà thị hoa rụng trắng sân mà không hề đậu được trái nào!

 

Đu - Chiều xuân 25/3/2017

 

Bùi Nhật Lai
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Xa Xóm Mũi (31-03-2024)
    X - Năm Một Ngàn Chín Trăm Năm Xưa (31-03-2024)
    Vị Của Lời Câm (31-03-2024)
    Neo Lại Bóng Mình (18-02-2024)
    Bóng Của Thành Phố (18-02-2024)
    Chuyện Cục Kẹo (24-01-2024)
    Con Trai Và Má (24-01-2024)
    Củi Mục Trôi Về (24-01-2024)
    Bùa Yêu Và Con Nhỏ Thất Tình... (24-01-2024)
    Biết Sống (07-01-2024)
    Biển Của Mỗi Người (07-01-2024)
    Ấu Thơ Tươi Đẹp (07-01-2024)
    Áo Rách Và Nắm Bụi (07-01-2024)
    Ai Biểu Xấu (30-11-2023)
    Áo Tết (30-11-2023)
    Bên Sông (01-10-2023)
    Bóng Của Thành Phố (01-10-2023)
    Ăn cơm một mình (01-10-2023)
    Từ bi ươm sức sống (01-10-2023)
    Nhà mưa (24-08-2023)

Các bài viết cũ:
    Ngày ta buông xuôi tất cả (25-03-2017)
    Như tiếng dương cầm (22-03-2017)
    6 năm - 1 hạnh phúc (17-03-2017)
    Gã lượm ve chai (13-03-2017)
    Thôi mùa hoa cải (09-03-2017)
    Cưới gái ngoan (05-03-2017)
    Làm dâu miền Trung (01-03-2017)
    Hoa nở muộn màng (21-02-2017)
    Hiếu tử (17-02-2017)
    Tình yêu và hàng trăm thứ khác (12-02-2017)
    Miền quê thương nhớ (08-02-2017)
    Chuyện vườn rau (03-02-2017)
    Cà phê Khuya, cô đơn, tĩnh mịch (20-01-2017)
    Tình thương chị em (12-01-2017)
    Vì ta yêu nhau (21-08-2016)
    Giã từ thơ ngây (13-08-2016)
    Sống bạc (06-08-2016)
    Người vợ tuyệt vời (30-07-2016)
    Khoảng cách có là bao (24-07-2016)
    Tình yêu- Không có đúng hay sai (17-07-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152766324.